Những thương hiệu nổi tiếng Việt Nam
Các tác giả (phải) của Những thương hiệu nổi tiếng Việt Nam trả lời phỏng vấn một số nhà báo Việt Nam
Cuốn sách giới thiệu về 130 thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam ở nhiều lĩnh vực như thực phẩm, hàng tiêu dùng, văn hóa, điện tử, xây dựng, hàng không, khách sạn… Trong đó tập trung vào các thương hiệu liên quan đến sữa (TH Truemilk, Vinamilk, Dutch Lady), gạo, chè, mì ăn liền (Acecook), bánh kẹo (Oishi, Hải Hà, Orion), nước khoáng và giải khát (Sabeco, Aquafina, Lavie, Coca- cola, Pepsi Cola), cà phê (Cộng, Highland, Trung Nguyên), nước mắm, dầu ăn (Tường An); quần áo, giày dép, phụ kiện trang sức, đồ dùng nội thất, chăn đệm (Everon), văn phòng phẩm (Thiên Long), mỹ phẩm (kem đánh răng PS) bột giặt, chất tẩy rửa, dược phẩm (Traphaco, Nam Hà, Hoa Linh), bất động sản, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng (Sunhouse, Philips, Gold house), điện thoại di động, đồ điện tử, công nghệ thông tin (FPT), mạng thông tin truyền thông (Mobifone), ô tô, vận chuyển, hàng không (Go Viet, Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jestar Pacific), nhà hàng, khách sạn (Vin Group, Vin Home), ngân hàng (Vietinbank, Vietcombank)…. Tóm lại, là những thương hiệu của những mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống sinh hoạt và du lịch của người dân.
Tổng giám đốc Tạp chí Good Vietnam và nhóm tác giả
Tư liệu khảo sát các thương hiệu được thu thập từ các trang web của công ty và những bài báo, tin tức doanh nghiệp rồi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Hàn Quốc. Nhóm tham gia khảo sát, thu thập tài liệu, biên soạn cuốn sách này gồm 6 thanh thiếu niên hiện đang theo học tại Trường quốc tế Hàn Quốc Hà Nội (KISH). Trong số này, có những em đã ở Việt Nam 15 năm. Tất cả các em đều là những người có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Khi được hỏi nếu được lựa chọn, có ý định sinh sống, lập nghiệp ở Việt Nam không, các em cho biết học hết phổ thông sẽ quay về Hàn Quốc học đại học sau đó lại trở lại Việt Nam làm việc vì đã quá quen với cuộc sống ở đây và nhận thấy Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, rất cần nhân lực chất lượng cao.
Kim Min Soo, học sinh lớp 12 KISH, 1 trong những người tham gia xuất bản cuốn sách thương hiệu nổi tiếng Việt Nam cho biết: Khi làm khảo sát về thương hiệu tại Việt Nam, tôi nhận ra mình có rất nhiều điều chưa hiểu biết về đất nước này, dù tôi đã sống ở đây hơn 10 năm. Khảo sát về thương hiệu Việt Nam lần này đã cho tôi được trải nghiệm và hiểu thêm về Việt Nam. Tôi mong rằng, từ kinh nghiệm của chúng tôi, từ những thứ mà chúng tôi đã trải qua ở đây sẽ giúp ích cho những người Việt Nam đang và sẽ sang Việt Nam học tập, làm việc, du lịch”
Không những thế, qua khảo sát, nghiên cứu, nhóm học sinh này còn nhận thấy, nếu liên tục phát triển nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện marketing hiệu quả thì các thương hiệu tư nhân hoàn toàn có thể được công nhận trên thế giới. Một thương hiệu phát triển tốt có thể trở thành “con gà đẻ trứng vàng” của doanh nghiệp và là hình ảnh đại diện, là hiện tượng của phát triển kinh tế ở Việt Nam. Sự phát triển kinh tế xã hội thần tốc ở Việt Nam khiến đất nước này là vùng đất của cơ hội.
VinGroup là một thương hiệu lớn mà người Hàn Quốc khuyên nhau sử dụng dịch vụ
Để ra được cuốn sách này, nhóm các học sinh Hàn Quốc đã mất tới 8 tháng khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu về các thương hiệu lớn của Việt Nam như là một cách để tìm hiểu về đất nước, văn hóa, con người Việt Nam và có cái nhìn xác thực nhất. Qua đó, những học sinh này cũng tìm hiểu về các thông tin phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam cũng như những tiêu chuẩn, xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam và đưa ra lời khuyên hữu ích cho kiều bào Hàn Quốc ở Việt Nam, khách du lịch và nhà đầu tư Hàn Quốc đến Việt Nam.
Tổng giám đốc Tạp chí Good Vietnam Yoonha cho biết: Dự kiến Good Vietnam sẽ cập nhật thêm tài liệu và xuất bản cuốn sách này hằng năm. Sau cuốn Các thương hiệu nổi tiếng Việt Nam, Good Vietnam cũng dự định xuất bản cuốn 100 nhà hàng nổi tiếng Việt Nam, 100 địa điểm du lịch nổi tiếng Việt Nam.
Trưởng đại diện Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội, ông Kim Sun-han với kinh nghiệm gần 20 sống và làm việc tại Việt Nam đã đưa ra lời khuyên cho những nhà đầu tư, khách du lịch, công dân Hàn Quốc: “Việt Nam- cánh cửa của vùng đất hứa đang rộng mở. Khách du lịch hãy đến Việt Nam để trải nghiệm, sử dụng sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng, còn nhà đầu tư, nếu muốn làm giàu ở Việt Nam, phải có những kiến thức cơ bản về đất nước này, phải không ngừng tìm hiểu mảnh đất 4.000 năm lịch sử và có những đối đãi công bằng với công dân Việt Nam”.
THÚY HÀ